Như các bạn đã biết, hiện tại ở Việt Nam có 5 chứng chỉ ngôn ngữ Đức đang được đại sứ quán chấp nhận để xin Visa bao gồm: Telc, Goethe, ÖSD, ECL và Testdaf.
Bài viết này sẽ giới thiệu về kì thi Telc một cách cụ thể và chi tiết nhất. Hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích.
Kỳ thi telc (The European Language Certificates) là một hệ thống kiểm tra trình độ ngôn ngữ châu Âu, được tổ chức bởi telc GmbH, một công ty con của Hiệp hội Giáo dục và Đào tạo Đức (Deutscher Volkshochschul-Verband e.V.). Đây là một trong những kỳ thi ngôn ngữ được công nhận rộng rãi tại châu Âu và trên toàn thế giới, đặc biệt là cho tiếng Đức và nhiều ngôn ngữ châu Âu khác.
Các cấp độ của kỳ thi telc
Kỳ thi telc bao gồm các cấp độ từ A1 đến C2 theo Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu (CEFR):
A1 (Sơ cấp 1): Khả năng hiểu và sử dụng các cụm từ hàng ngày và các biểu đạt căn bản.
A2 (Sơ cấp 2): Khả năng hiểu các câu và cụm từ thường dùng liên quan đến các thông tin cá nhân và gia đình.
B1 (Trung cấp 1): Khả năng hiểu và sử dụng tiếng Đức trong các tình huống quen thuộc hàng ngày.
B2 (Trung cấp 2): Khả năng hiểu các ý chính của các văn bản phức tạp, giao tiếp một cách tự nhiên với người bản ngữ.
C1 (Cao cấp 1): Khả năng hiểu và diễn đạt ý kiến rõ ràng và chi tiết về các chủ đề phức tạp.
C2 (Cao cấp 2): Khả năng hiểu hầu hết mọi thứ nghe hoặc đọc được, diễn đạt một cách lưu loát và chính xác.
Cấu trúc của kỳ thi telc
Kỳ thi telc có cấu trúc và cách tính điểm cụ thể cho từng kỹ năng, phụ thuộc vào cấp độ của kỳ thi (từ A1 đến C2). Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về 000000 trúc và cách tính điểm của các kỹ năng trong kỳ thi telc, tập trung vào cấp độ phổ biến B1.
Cấp độ B1
Cấu trúc kỳ thi telc B1 được chia làm 2 Modul.
Schriftliche Prüfung (Phần thi Viết).
Kĩ năng thi
Danh sách câu
Loại đáp án lựa chọn
Điểm Số
Điểm tối đa
1. Đọc hiểu (Leseverstehen) – 60 phút
Teil 1 Đọc hiểu tổng thể
1-5
Chọn tiêu đề phù hợp
25
75
Teil 2 Đọc hiểu chi tiết
6-10
a/b/c
25
Teil 3 Đọc hiểu có chọn lọc
11-20
Chọn quảng cáo phù hợp
25
2. Ngữ pháp (Sprachbausteine) – 30 phút
Teil 1 Ngữ pháp
21-30
a/b/c
15
30
Teil 2 Từ vựng
31-40
Điền đáp án đúng
15
3. Nghe (Hörverstehen) – 30 phút
Teil 1 Nghe hiểu tổng thể
41-45
Đúng/Sai
25
75
Teil 2 Nghe hiểu chi tiết
46-55
Đúng/Sai
25
Teil 3 Nghe hiểu có chọn lọc
56-60
Đúng/Sai
25
4. Viết (Schriftlicher Ausdruck) – 30 phút
Email
Viết Email trả lời dạng thân mật
45
45
Tổng điểm
225
Mündliche Prüfung ( Phần thi nói) – 15 phút + 20 phút chuẩn bị
Các phần thi
Nội dung thi
Điểm Số
Điểm tối đa
Teil 1
Làm quen, giới thiệu bản thân
15
75
Teil 2
Nói về một chủ đề
30
Teil 3
Cùng nhau lên kế hoạch
30
Tổng điểm
75
Cách tính điểm
Tổng điểm của bài thi là 300 điểm.
Điểm tổng kết là trung bình cộng của các điểm kỹ năng. Thí sinh cần đạt ít nhất 60% tổng điểm để đỗ. Tương đương 135 điểm với phần thi “Viết” và 45 điểm với phần thi “Nói”.
Ưu và nhược điểm của kì thi Telc.
Ưu điểm:
Các kĩ năng thi có thể bù trừ cho nhau nên khả năng đỗ cao.
Đáp án phần thi “Nghe” chỉ có chọn “Đúng/Sai”.
Phần thi viết chỉ viết duy nhất 1 bức thư.
Có nhiều cơ sở tổ chức thi, thời gian không trùng nhau.
Nhược điểm:
Chờ kết quả khá lâu ( trong khoảng ít nhất 4 tuần kể từ ngày thi).
Thi hoàn toàn trên máy tính (kể cả viết Thư).
Chi phí đăng kí khá đắt (Ở thời điểm hiện tại vào khoảng 5.500.000 VNĐ – 8.500.000 tùy cơ sở thi).
Nếu thi 1 trong 2 phần thi thì giá tiền gần bằng thi cả 2.
Hay bị hủy, hoãn thi.
Các lưu ý khi thi Telc
Để đăng kí thi Telc thí sinh cần liên hệ trước với cơ sở thi từ 1-2 tháng.
Với những thí sinh thi lần đầu cần đợi kết quả thi để có được mã số dự thi mới có thể đăng kí kì thi lần sau. Nếu không có mã số dự thi đi kèm thì kết quả của lần thi trước không được tính vào lần thi tiếp theo. Vậy từ lần đầu tiên thi cho tới lần tiếp theo bạn sẽ mất 4 tháng chờ.
Khi đi thi cần mang theo ít nhất 2 loại giấy tờ tùy thân.
Nếu thi đồng thời 2 kĩ năng sẽ chia thành 2 buổi sáng và chiều.